banner_.gif
THÔNG BÁO


Mọi thông tin liên hệ: 

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Eveil

Biệt thự A2 - TT4 - Phùng Khoang - Thanh Xuân - HN
ĐT: (04) 3787 2274 
Hotline: 0915 808 968
Website: www.eveil.vn
E-mail: info@eveil.vn
Facebook: www.facebook.com/eveilsangtao





NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email của bạn để nhận bản tin từ Eveil
TÌM KIẾM
Nhập nội dung bạn cần tìm!
"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình ." - Can Jung; "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn ." - Uyliam Batơ Dit; "Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình ." - Socrates
Khơi dậy sự sáng tạo (Báo Lao Động)
Khơi dậy sự sáng tạo

Là mô hình tiên phong của Hà Nội trong việc tạo ra môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ nhỏ (từ 3-15 tuổi), Trung tâm Phát triển sáng tạo Eveil lấy trẻ nhỏ làm trọng tâm, khơi dậy những khả năng sẵn có và phát huy niềm say mê sáng tạo ở trẻ.


Trao đổi với PV LĐ, Th.S Dương Thị Quỳnh Hoa - GĐ Eveil - cho biết:

- 9 năm làm việc tại Trung tâm Văn hoá Pháp, trong lĩnh vực hợp tác văn hoá, tôi may mắn được sống trong môi trường sáng tạo nghệ thuật. Trong thời gian tu nghiệp chuyên ngành phát triển văn hoá đô thị tại Pháp, tôi rất thích khi nhìn thấy trẻ em ở đây được tiếp xúc với nghệ thuật một cách rất tự nhiên, không hề có sự gò bó hay gượng ép. Các em có thể bò lê bò càng trên nền nhà theo điệu nhạc, điều mà tôi chưa từng thấy ở Việt Nam.

Tôi cũng có con nhỏ, đã từng cho con đi sinh hoạt tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, học đủ các môn năng khiếu, nhưng rồi lại thôi vì thấy không hiệu quả. Tôi mời giáo viên về nhà dạy, nhưng như thế chỉ có một thầy một trò, cũng không phải là tốt. Chính thực tế này đã thúc đẩy tôi thành lập Trung tâm Phát triển sáng tạo Eveil (tháng 9.2006), cố gắng tạo nên một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ.

- Vì sao chị lại thấy cách dạy ở Cung Thiếu nhi không hiệu quả?

- Nguyên do thì nhiều, nhưng tôi nghĩ, điều đầu tiên đó là sĩ số lớp quá đông. Một lớp đến 30-40 cháu thì thầy cô không thể bao quát, không thể quan tâm đến từng cháu được. Chính vì thế, họ chỉ có thể dạy đại trà mà không phải là chuyên sâu đối với khả năng của từng cháu.
 
Tôi biết có nhiều thầy cô cũng muốn thay đổi cách dạy của mình nhưng quả thật, họ không có điều kiện. Ngay tại Eveil, tôi cũng đã từng mời giáo viên của Cung Thiếu nhi đến cộng tác, và họ đã có cách dạy khác hẳn so với những gì họ dạy tại cung. Tại Eveil, mỗi lớp chỉ tối đa 10-12 cháu nên thầy giáo có thể biết rõ khả năng của từng cháu như thế nào để hướng dẫn.

- Cách giáo dục trẻ em tại Eveil có khác biệt gì với những phương pháp cũ?

- Mang nghĩa là "khơi dậy", Eveil không chỉ giúp trẻ được học nghệ thuật mà còn hiểu nghệ thuật, giúp các em có thể tự tin nói lên cảm nhận của mình về một bức tranh, một bản nhạc cũng như hát, múa với cảm xúc thật của riêng mình.

Để phát huy tối đa sức sáng tạo của trẻ, vai trò của giáo viên là cực kỳ quan trọng, mặc dù người thầy ở đây không đứng ở vị trí trung tâm, chỉ là người gợi mở ý tưởng. Mỗi lớp tối đa chỉ 10-12 cháu.

Eveil còn đặc biệt chú trọng đến việc phát triển, rèn luyện các kỹ năng sống cho trẻ ngay từ lứa tuổi còn rất nhỏ, rèn luyện khả năng tự tin trước đám đông, biết diễn đạt lưu loát suy nghĩ của mình, rèn luyện tính khéo léo, cẩn thận cũng như khơi dậy niềm đam mê học tập, yêu thích khám phá của trẻ.
 
Ví dụ như ở lớp múa, ngoài những động tác cơ bản, các em còn được học múa sáng tạo, tức là nghe một giai điệu, các em cảm thấy như thế nào thì sẽ tự thể hiện động tác theo ý mình.

Hay như ở lớp tạo hình, không chỉ đơn thuần học vẽ, xé dán, nặn, các em còn được học cách sử dụng những đồ vật bỏ đi như vỏ hộp bánh để tạo nên những ngôi nhà, rồi tạo thành dãy phố, và trẻ sẽ tự sáng tạo ra một câu chuyện kể về dãy phố đó.

Hay như sau khi được nghe câu chuyện về chú thỏ đi tìm cà rốt ở trong rừng, các em sẽ tự nhận mình là thỏ, là rùa, là cà rốt, là rừng cây, là con đường... và cùng nhau thể hiện điều đó trên một bức tranh lớn. Điều này giúp các em học cách làm việc chung, giúp đỡ, bổ sung cho nhau và biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình không chỉ bằng hình vẽ mà bằng cả lời nói.

Trẻ ở các thành phố lớn ngày càng ít có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên. Để khắc phục được tình trạng này, cùng với những buổi picnic, dã ngoại, cắm trại không khuyến khích phụ huynh đi cùng, Eveil còn đưa các em đến với thiên nhiên, tìm hiểu và yêu quý thiên nhiên và tự lập.

Bên cạnh những giáo viên nước ngoài, những người cộng tác với Eveil đều là những nghệ sĩ được đào tạo cơ bản như NSND Lan Hương (Nhà hát Tuổi trẻ), NSƯT Vũ Hợp (GĐ Liên đoàn Xiếc VN), Thi Ngọc, Anh Đức (diễn viên múa Nhà hát Nhạc-vũ kịch VN)... Sắp tới, Eveil sẽ chuyển đến một địa điểm rộng hơn, có nhiều cây xanh, tôi dự định sẽ mở thêm một số lớp mầm non để các bé 3-4 tuổi cũng được giáo dục một cách toàn diện.

- Xin cảm ơn chị.
 

Ý kiến

* Ông Nguyễn Trúc Minh - GĐ Nhà thiếu nhi Q. Thủ Đức (TPHCM): Cơ chế quản lý bó buộc.
Thiếu kinh phí hoạt động cộng với cơ chế quản lý bó buộc đã khiến hoạt động của các nhà văn hoá quận/huyện hoạt động kém hiệu quả. Để hoạt động hiệu quả, như Nhà Thiếu nhi quận Thủ Đức sẽ cần một khoản chi phí xấp xỉ 2 tỉ đồng. Song, cụ thể như năm 2008, khoán thu cho các hoạt động của nhà Thiếu nhi quận chỉ dừng ở mức 350 triệu đồng. Thực tế này khiến chứng tôi dù đã rất cố gắng nhưng cũng không lo xuể và rơi vào tình trạng quá tải.


* Anh Hoàng Minh Huy - Nhân viên Bưu điện TPHCM: Học sinh nghỉ hè không biết đi đâu.
Học sinh ở thành phố nghỉ hè không biết đi đâu ngoài đi học vì những chương trình hoạt động hè của cộng đồng hiện nay theo tôi còn kém thu hút và nặng tính phong trào quá. Tôi muốn cho con vừa được thư giãn, vừa được học hỏi thông qua các buổi dã ngoại thì hỏi thăm chẳng thấy nhà văn hoá nào triển khai, còn nếu đăng ký theo các lớp học hè của tư nhân đang triển khai thì tốn tiền quá, đồng lương cán bộ công chức của tôi không cho phép.


* Chị Vũ Thị Huyền (122 đê La Thành, Hà Nội): Chỉ cần có chỗ để gửi con.
Mỗi lần đến dịp hè là tôi lại cho con đi sinh hoạt ngoại khoá ở nhà văn hoá, có thể học vẽ, học múa hay thể dục nhịp điệu, tuỳ xem con thích học môn gì. Lớp đông lắm, đến 30-40 cháu. Tôi cũng không rõ con mình có học được gì nhiều không, nhưng thấy con vui vẻ, quan trọng hơn, có chỗ để con sinh hoạt trong những ngày nghỉ, không phải vạ vật đi gửi nơi này nơi khác để bố mẹ yên tâm đi làm là tốt lắm rồi.


* Cô Lê Thu Hà (C3, tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội): Lớp quá đông.
Thấy con đam mê học vẽ, tôi cũng định cho cháu đi học ở Cung Thiếu nhi Hà Nội để cháu được dạy dỗ cẩn thận hơn, nhưng đến tìm hiểu thì thấy lớp đông quá, một thầy làm sao bao quát, quan tâm đến từng trò được! Tôi muốn tìm một nơi nào mà cháu vừa được thư giãn, vừa được phát triển năng khiếu trong những ngày nghỉ hè chứ không muốn cháu lại phải học như lớp học chính khoá.


* Bác Đinh Văn Lâm (cán bộ hưu trí phường Quang Trung, Q. Hoàn Kiếm - HN): Rất cần những nơi để trẻ vừa chơi vừa học.
Dịp hè là dịp trẻ nhỏ được thư giãn, nghỉ ngơi sau một năm học dài. Bởi thế, để trẻ tham gia sinh hoạt ngoại khoá là rất cần thiết, trẻ vừa được chơi, vừa được thoả mãn sự yêu thích của mình qua các môn năng khiếu. Cung Thiếu nhi HN từ xưa đến nay luôn là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh, nhưng cứ với tình trạng quá tải như những năm gần đây, thì có lẽ chất lượng dạy cũng sẽ không thật sự tốt như trước. Vì thế, rất cần có những trung tâm, những CLB dành cho thiếu nhi theo hướng xã hội hoá, vừa để giảm tải cho Cung Thiếu nhi, vừa có thêm sân chơi cho các cháu sáng tạo trong những dịp hè.

T.U - Đ.H ghi

 
Nguyên Minh thực hiện

Các tin khác