banner_.gif
THÔNG BÁO


Mọi thông tin liên hệ: 

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Eveil

Biệt thự A2 - TT4 - Phùng Khoang - Thanh Xuân - HN
ĐT: (04) 3787 2274 
Hotline: 0915 808 968
Website: www.eveil.vn
E-mail: info@eveil.vn
Facebook: www.facebook.com/eveilsangtao





NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email của bạn để nhận bản tin từ Eveil
TÌM KIẾM
Nhập nội dung bạn cần tìm!
"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình ." - Can Jung; "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn ." - Uyliam Batơ Dit; "Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình ." - Socrates
Bài học từ thiên nhiên (Báo Gia đình & Trẻ em)
Bài học từ thiên nhiên

Tôi tìm đến nhà văn Tô Hoài hỏi chuyện và Dế mèn, dế trũi. Bước vào tuổi 90, phải lần từng bước để đi, nhưng thưở lên năm lên ba đúc Dế choi chọi, chơi bi dánh đáo thế nào, ông vẫn nhớ, cũng không một gốc cây ven hồ Tây nào xa lạ với Ông. Nhắm mắt lại Ông vẫn ngủi thấy mùi nồng nồng ngái ngái của đất mới lạ, mùi khói bùi ngùi hun lỗ chuột… 

Chuyện của “Ông Dế mèn” làm tôi nhớ, cách đây ba năm, Chị Hoa giám đốc Trung tâm Eveil có bảo với tôi rằng: Đứa trẻ ra ngoài Thiên nhiên, đó là trường học lớn nhất, bài học bổ ích nhất và giáo viên tận tụy nhất. Chị Hoa tham vọng làm một môi trường giáo dục sạch, trong phạm vi trung tâm còn khiêm tốn về quy mô của mình.

Những cánh cửa khép chặt. 

Một học sinh Tiểu học tâm sự: Ở nhà cháu có người giúp việc, trừ những bữa cơm có bố mẹ ở phòng ăn, còn lại phần nhiều cô ấy bưng lên tận giường cho cháu. Cậu ta nói vậy để thanh minh, chữa ngượng cho việc” bé cái nhầm” khi uống nước chanh leo lại tưởng là nước chuối!

Quan sát, tiếp xúc với trẻ em thành phố hôm nay, chị Dương Quỳnh Hoa, Thạc sĩ Phát triển Văn hóa Đô thị Trung tâm Eveil nhận xét: Rõ ràng mức sống nâng lên, trẻ em được quan tâm đầy đủ nhưng trẻ càng ngày càng bị nhốt chặt sau cánh cửa thụ động. Đó là môi trường khép kín từ nhà đến lớp, quan niệm đang trở nên phổ biến của phụ huynh là cành tránh giao lưu tiếp xúc với bên ngoài khả năng miễn nhiễm với các tệ nạn xã hội càng cao.

Môi trường đóng kín trở thành nhân tố cho sự thụ động phát triển. Đầu tiên là các trò chơi điện tử thay cho các trò chơi vận động, giao tiếp bằng bàn phím trong thế giới ảo thay cho đối thoại trực tiếp, bắt chước thay cho sáng tạo … Nhiều phụ huynh chột dạ khi nhẩm đến một  ngày được nghe con nói không quá mười câu, mà bố mẹ có hỏi mới trả lời theo một mẫu dập khuôn “ gọi dạ, bảo vâng” nhưng không biết chúng nghĩ gì và hiểu đến đâu.

Chị Hoa chia sẻ: Từ những việc nhỏ như khi cho ăn, nhiều mẹ hay bà thường dỗ trẻ: ăn hộ mẹ, bà một miếng. Lần đầu thành nếp, trẻ nghĩ rằng việc mình ăn cũng là vì bố mẹ, ông bà. Học cũng vậy một cuộc chạy đua thành tích ngấm ngầm và công khai từ gia đình đến nhà trường dồn lên trẻ gánh nặng áp lực. Cha mẹ thường đe: “Học sao thì học đừng để bó mẹ xấu hổ!”. Thầy cô thường răn: “Đừng làm ảnh hưởng đến lớp đến trường!”. Trẻ ăn không biết ngon vì nghĩa vụ, học không thấy hứng thú vì áp lực thành tích.

Môi trường thụ động biến trẻ thành nhút nhát, không có cơ hội bày tỏ suy nghĩ cá nhân nên thui chột dần khả năng tự tìm hiểu, khám phá về bản thân và xung quanh, trẻ không biết chúng thực sự thích gì, cần gì và muốn gì.
Kỹ năng sống là kỹ năng thích nghi với mọi hoàn cảnh sống khác nhau, mức độ thích nghi từ hòa hợp đến hạnh phúc. Nhiều trẻ ngại chỗ lạ, sợ nơi mới chúng chẳng thích đi đâu vì không thể chịu được khi không có điều hòa, internet, tivi, i-pod… những vật chất thêm vào cánh cửa thụ động một ổ khóa .

Học trong khám phá

Nhà văn Tô Hoài nhớ lại những ngày tháng rong chơi đó đã cho Ông thói quen quan sát cặn kẽ. Ông bảo đầu tiên là xách ống đi theo các anh đúc dế, vì sao anh ta đúc được con dế cụ, mình nhìn theo, à cái hố thế này thế kia là dế cụ, mình nhớ rồi lúc cầm ống bơ đi riêng thì cứ thế mà tìm… Khi đã tóm được một chú rồi, thì bảo quản mới khó. Kinh nghiệm được hình thành từ trải nghiệm. Anh đã ngồi được lên xe đạp, đạp được bánh quay rồi xe lăn đi thì kỹ năng đó không mất đi được. Chúng ta sợ học vo, học gạo vì đó là kiến thức không qua trải nghiệm không thành kỹ năng được, nó đến rồi lại bị bỏ quên ngay.

Năm 2006 Trung tâm Phát triển Sáng tạo được thành lập do chị Dương Quỳnh Hoa làm giám đốc. Kể về giai đoạn đầu, chị tâm sự: Việc mở trung tâm là ý tưởng của ba người: Chị, một chị người Việt và một chị người Pháp. Nhưng thời gian các em học ở nhà, ở trưởng, ở xã hội, nhưng nhiều phụ huynh đã nói rằng: Con trẻ ngoan lên rất nhiều sau khi học ở Eveil. Đấy là một niềm vui không gì sánh được”, chị Hoa tâm sự.

Mở cửa ra thiên nhiên

Ý tưởng xây dựng một môi trường giáo dục sạch và toàn diện là hạt nhân cho mọi chương trình hoạt động của Eveil. Khi mới mở, Eveil thuê địa điểm ở phố Đông Các, nhưng muốn có môi trường tốt không dễ, nên từ sự tạm thời chị Hoa giành ngôi nhà bốn tầng của mình làm trung tâm, cả nhà thu dọn  ở trong một căn hộ tập thể nhỏ gần đó. Nhà của mình rồi, những ý tưởng trong thiết kế, trang trí được chị thỏa sức cùng họa sĩ sáng tạo. Một không gian gần gũi, thoải mái, an toàn kích thích sự sáng tạo, bay bổng của các giác quan, của mơ mộng….

Chị Hoa tự hào khoe không tháng nào Eveil không có hoạt động để kích thích sự khám phá tìm hiểu của các em. Những tình huống được cài dắt vào những hoạt động hàng ngày, các em được khuyến khích bày tỏ ý kiến để tự rút ra các bài học.
Chúng tôi cùng Eveil tham gia trại hè 3 ngày ở Côn Sơn, Kiếp Bạc. Khác với ý nghĩ ban đầu: Đi trại hè cũng giống đi nghỉ mát, tham quan, trại hè mà Eveil tổ chức thực sự là cơ hội để học hỏi khám phá. Học hỏi mọi người, mọi nơi, khám phá bản thân, khám phá mọi điều xung quanh để thêm tự tin và sáng tạo. Đó là mục tiêu mà cả đoàn hướng tới.

Thật khó tin thành viên nhỏ nhất ở trong đoàn là Hà Vy 4 tuổi cũng xếp hàng theo các anh, các chị đi đánh răng, em tự xúc ăn và đi ngủ theo giờ. Những việc thật nhỏ này không phải dễ dàng, vì ở nhà bố mẹ phải giục, dỗ dành, thậm chí quát mắng. Mẹ Huy Anh bảy tuổi bất ngờ khi biết rằng cậu con trai út ở nhà vốn còn ỉ lại và mè nheo của mình lại là “anh cả” trong “nhà” có hai em trai mới năm tuổi. Anh cả Huy Anh luôn phải đứng ra làm trọng tài cho các em, lúc là nhất thi tài giữa các “nhà”, còn phải làm gương trổ tài trước cho các em thêm tự tin… 

Trong trại Hè Côn Sơn các em còn được đi thăm đến Kiếp Bạc, chính là nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Từ cuộc đời anh hùng lịch sử, các em hiểu thêm về thời Trần, về truyền thống lịch sử của dân tộc. Những điều này trên lớp, qua sách lịch sử có em đã biết rồi, nhưng chuyện Hưng Đạo Vương chém tướng giặc Phạm Nhan, Phạm Nhan thây dứt làm ba vẫn ác đã hóa thành con muỗi, con vắt, con đỉa đi hút máu thì hôm nay mới biết. Và tự nhiên sao dễ nhớ thế cái Ông Hưng Đạo Vương và Phạm Nhan ấy, mấy em bé chưa đi học mà sau đó còn kể vanh vách.

Rồi được cùng làm bánh gối. Được ăn chiếc bánh do chính tay mình làm ra, sao mùi vị nó khác hẳn, ngon hơn rất nhiều. Lần trước cùng Eveil làm bánh Trôi, bánh Chưng cũng thấy thế. Rồi cùng nhau dựng trại, đi hái hoa dại về trang trí. Vừa trang trí vừa phải nghĩ ý tưởng, thế là các bé lại túm tụm đầu vào bàn luận. Các bé còn tham gia các hoạt động tập thể như đá bóng, đi tìm kho báu, vẽ tranh…Phải cùng suy nghĩ, cùng bàn luận và cùng làm việc thì mới có kết quả được, thế nên mấy bạn gái nào lúc đầu e dè, mấy bạn trai lúc đầu ưa chọc phá, giờ đều biết đến tinh thần tập thể. Cô Hiền, người làm MC của Trại hè, trước khi vào đêm  gala có bảo rằng: Mỗi chúng mình đều là siêu mẫu, nếu chúng mình tự tin thể hiện khả năng thì đã là thành công và rất đẹp rồi.

Không ai phải đợi giục giã, mỗi người đều đăng kí một tiết mục văn nghệ, rồi tham gia tiết mục tập thể nữa, rồi cùng trình diễn thời trang. Có đọc thơ, múa hát, cả tập võ, tập Aerobic nữa, vui thật đấy. Lửa trại được đốt lên rồi, các cô chú ở khu sinh thái Côn sơn đã dành cho Eveil nào ngô, nào khoai để sau khi múa hát, cô trò lại được thưởng thức món nướng đồng quê này.

Khu nhà tắm có 4 phòng kê sát, đến ngày thứ hai rộ lên tranh luận. Một cậu thắc mắc:”Sao nhà tắm lại trải sỏi nhỉ?" Một tiếng trả lời ở phòng bên cạnh:”Để cho khỏi ngã”. “Không phải”, “Để cho đẹp”, “Đau chân bỏ xừ”, “Tắm nhanh lên”, “Em đang tắm cho sỏi, sỏi cũng đang cửi trần xin được tắm”… Chợt giật mình, ở khu sinh thái đã ai nói chuyện về thiền chưa nhỉ?

Ba ngày chốc đã hết. Chẳng ai kịp nhận ra đã ba ngày nay không xem tivi, không chơi điện tử, không nghe i-pod mà không chán, nhà nghỉ cũng không có máy điều hòa mà ngủ say tít. Lại nhớ lời giám đốc Dương Thị Quỳnh Hoa: “Trẻ con nếu được học trong môi trường giáo dục tốt thì chắc chắn sẽ ngoan”. 

Hồng Lĩnh   
Báo Gia đình & trẻ em  


Các tin khác