banner_.gif
THÔNG BÁO


Mọi thông tin liên hệ: 

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Eveil

Biệt thự A2 - TT4 - Phùng Khoang - Thanh Xuân - HN
ĐT: (04) 3787 2274 
Hotline: 0915 808 968
Website: www.eveil.vn
E-mail: info@eveil.vn
Facebook: www.facebook.com/eveilsangtao





NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email của bạn để nhận bản tin từ Eveil
TÌM KIẾM
Nhập nội dung bạn cần tìm!
"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình ." - Can Jung; "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn ." - Uyliam Batơ Dit; "Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình ." - Socrates
Về làng Tranh Khúc học gói Bánh chưng (Báo Đời sống và Pháp luật)
    Về làng Tranh Khúc 
      học gói Bánh Chưng

Tròn một năm sau ngày thương hiệu “Bánh Chưng Tranh Khúc” được công nhận bởi sở Công Thương Hà Nội và Cục Sở Hữu Trí Tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) về làng bây giờ, lần trong không khí mùi chua của gạo ngâm, mùi nồng nồng mẻ bánh Chưng mới cất, đâu đâu cũng đỏ lửa nấu bánh, rộn ràng tiếng chày giã bánh. Làng nghề Tranh Khúc đã nhiều đời gắn với việc gói bánh Chưng, giã bánh dày đã chính thức có tên trên bản đồ sản vật của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Làng Tranh Khúc là tên nôm của xã Duyên Hà, Huyện Thanh Trì, Hà Nội. Vùng đất này xưa gắn với những sự tích về lúa thơm gạo dẻo nên đẩy đưa làng đến với nghề gói bánh Chưng, giã bánh Dày.

Anh Nguyễn Văn Tình ở đội Một cho biết : Nhà anh gói bánh chưng là nghề truyền qua nhiều đời. Bánh Chưng nhà anh và làng anh đã khắp nước theo chân Việt Kiều ra hải ngoại nữa. Cái độc đáo của bánh Chưng Tranh Khúc là người thợ chỉ gói tay, cả làng không ai gói khuôn bao giờ. “Bánh Chưng gói khuôn lỏng hơn, tiếng là khuôn thước nhưng cũng chẳng thể vuông hơn bánh gói tay chút nào”, anh khẳng định. 

Không khí Tết đã ùa vào làng từ cuối tháng một ( tháng 11 âm lịch), đầu tháng Chạp. Nghề làm quanh năm nhưng giáp tết số lượng tăng vọt, làm không ngơi tay, bếp không ngơi lửa mới kịp. Chị Vui chia sẻ: “Làm nghề này còn bận hơn chăm tằm, chỉ trừ 30, mùng Một Tết còn từ mùng Hai Tết năm này đến 29 Tết năm sau đều đã luôn chân luôn tay”.

Nhà anh Tình hôm nay đã trởi thành một lớp học gói bánh Chưng cho những đứa trẻ thành phố chưa một lần biết lá dong xanh, dây lạt trắng, hạt gạo nếp nhung, hạt đỗ xanh vở vàng lòng… Đây là “Ngày hội Bánh Chưng” trong chương trình ”Đón Tết cùng Eveil” – một Trung tâm được biết đến với phương châm khơi nguồn sáng tạo, xây dựng kĩ năng sống cho trẻ. 

Theo chị Dương Thị Quỳnh Hoa, Thạc sĩ Phát triển Văn hóa Đô thị : "Những cái Tết công nghiệp, đóng gói bán sẵn ngoài chợ, trong siêu thị chỉ cần 30 phút chiều 30 ra sắm là đầy đủ đã làm thiếu vắng hương vị Tết trong tâm hồn. Nồi bánh Chưng, cối giã giò, chõ xôi gấc… đã lùi xa vào kí ức. Những đứa trẻ chưa một lần nếm trải thờ ơ với cái náo nức xa xưa, sao không thờ ơ khi Tết cũng như 360 ngày còn lại vẫn bánh Chưng, đĩa giò".

Giá trị cuộc sống được làm nên từ cảm xúc chỉ có được qua các trải nghiệm, càng thơ bé càng trải nghiệm càng quan trọng trong hình thành trí tuệ cảm xúc. Những đứa trẻ thành phố bây giờ luôn khiến các bậc cha mẹ hài lòng bởi chỉ số IQ cao đang ngày càng mòn cụt năng lực của cảm xúc EQ. Làm sao tạo một môi trường cho trẻ được trải nghiệm khiến cảm xúc thêm giàu có là một băn khoăn nhiều nguyên cớ.

Những đứa trẻ của trung tâm Eveil - Khách đến làng xin học gói bánh Chưng đã thật thà kể: “Nhà cháu chẳng gói bánh Chưng bao giờ, muốn ăn thì đi mua”. Cái sân chữ nhật trước nhà Anh Tình hôm nay huyên náo bởi lũ trẻ “học nghề”. Sau một hồi nghe các thợ làm bánh lành Tranh Khúc hướng dẫn cụ thể, giới thiệu tỉ mỉ từng công đoạn gói bánh chưng, từng vật liệu làm bánh đã nhanh chóng tham gia vào các công đoạn làm bánh dưới sự hướng dẫn của các thợ nghề. 

Lũ trẻ cũng sắn tay áo rửa lá, lau lá, rồi xếp chân vòng tròn ngồi gói bánh. Cô giáo bảo bánh Chưng vuông tượng trưng cho mặt đất. Giơ chiế bánh Chưng gói bẹp như gói cốm lên cậu nhóc nhận xét” hóa ra cái món bánh Chưng rán sáng nào mình cũng ăn ở trước cổng trường lại phải làm cách rách thế này”. Cô bé khác chen vào” Còn phải đun gần nửa ngày mới chín đấy”. Được tự tay gói những chiếc bánh rồi tự tay xếp những chiếc bánh còn vụng về vào nồi những chiếc bánh chưng đã có màu sắc khác một tình cảm khác trong mỗi người.

Cũng như chi Hoa tâm sự: Cảm xúc là một tri thức càng hiện đại càng thấy khó học được trong sách vở. Để biết những kiến thức xung quanh bánh Chưng chỉ cần vài phím gõ lên mạng internetnhuwng những cảm xúc với những chiếc bánh thì không sách vở nào mang lại được.

Sống thực, trải nghiệm thực để cho những cảm xúc thực, để thôi hết những hóng hớt, huyễn hoặc, hoanh hoang và hủ nho, mà đong đầy những cảm xúc đưa ta trưởng thành. Sau một chiều học gói bánh Chưng, bác chủ nhà đem đãi khách những chiếc bánh chưng đã chín rền được ép vuông vắn. Có tiếng lũ trẻ nhắc nhau: "Làm kỳ công lắm đừng bỏ phí”.

Giáng Ngọc
Đời sống và Pháp Luật số 11 ra ngày 26.01.2010
                


Các tin khác