banner_.gif
THÔNG BÁO


Mọi thông tin liên hệ: 

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Eveil

Biệt thự A2 - TT4 - Phùng Khoang - Thanh Xuân - HN
ĐT: (04) 3787 2274 
Hotline: 0915 808 968
Website: www.eveil.vn
E-mail: info@eveil.vn
Facebook: www.facebook.com/eveilsangtao





NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email của bạn để nhận bản tin từ Eveil
TÌM KIẾM
Nhập nội dung bạn cần tìm!
"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình ." - Can Jung; "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn ." - Uyliam Batơ Dit; "Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình ." - Socrates
Toán học quanh ta
Thông thường trẻ nhanh chóng nhận thức tầm quan trọng của việc học đọc, viết trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng các kỹ năng toán học tốt rất quan trọng cho sự thành công của trẻ, ở trường cũng như ngoài cuộc sống, bây giờ và trong tương lai.

Các con số

Các con số dùng để miêu tả các định lượng, tính toán, cộng trừ nhân chia. Hiểu các con số và biết cách kết hợp để giải quyết các bài toán, hỗ trợ trong mọi lĩnh vực liên quan đến toán học.

• Đếm tất cả: Cho trẻ đếm các đồ chơi, dụng cụ làm bếp, quần áo phơi trên mắc áo, vừa đếm vừa chỉ tay, di chuyển đồ vật và đọc thật to. Đếm xuôi rồi đếm ngược, mỗi lần bắt đầu bằng những con số khác nhau.
• Hát những bài hát và đọc các câu chuyện giúp đếm. Có rất nhiều bài hát dành cho trẻ giúp học đếm: “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao….”, “Một với một là hai…”. Bạn có thể lựa chọn những cuốn sách có khả năng thu hút sự chú ý của trẻ vừa chơi vừa đếm, cộng trừ dựa trên các hình vẽ.
• Tận dụng triệt để các con số xuất hiện trong và ngoài nhà bằng trò chơi “truy tìm những con số”. Hãy giải thích cho bé những con số trên chiếc điều khiển tivi, trên lò vi sóng hay điện thoại. Giúp bé đánh dấu trang sách, báo. Mỗi khi con khám phá ra một cách sử dụng mới các con số, khuyến khích bé chia sẻ niềm vui đó với bạn.
• Đề nghị con giúp đỡ khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày. “Món canh trứng cần 6 quả trứng trong khi trong tủ lạnh chỉ có 2 quả, vậy mẹ cần mua thêm bao nhiêu quả nữa?”. Hoặc “ Cả nhà có 4 người, cần bao nhiều chiếc bát và đũa?”
• Đếm ngắt quãng: Đếm từ 2 đến 5, sau đó để con đếm tới 10. Tung hai xúc xắc để xác định số bắt đầu và số kết thúc khi đếm.
• Sáng tạo trò chơi với những xúc xắc và quân bài: Tung xúc xắc rồi yêu cầu con làm các phép tính cộng hoặc nhân với những giá trị có được.


Những đơn vị đo lường

Chúng ta đo các đồ vật để xác định chiều cao, dài và rộng, ngoài ra còn có diện tích, dung tích, cùng vô vàn thứ khác như tiền và thời gian...

• Đo các đồ đạc trong nhà: Yêu cầu trẻ tìm các đồ vật ngắn hơn và dài hơn so với đôi giày, sợi dây hay thước kẻ. Đổ đầy cát, nước vào các bình chứa có kích thước khác nhau và so sánh xem bình nào có lượng chứa lớn nhất.
• Làm các ước tính: Cho trẻ đếm bước chân từ bậc thềm ra tới cổng. Tính xem một tuần bé uống hết bao nhiêu hộp sữa tươi. Cuối tuần, bạn và bé cùng đếm xem lượng hộp đã sử dụng. Ước tính thời gian cần thiết để đi đâu đó. Nếu đi đến trường hết 30 phút thì cần khởi hành từ nhà lúc mấy giờ để không muộn học. Hỏi con xem bé có thể vẽ tối đa bao nhiêu ngôi sao trong 1 phút sau đó cho bé thực hành và đếm số ngôi sao vẽ được.
• So sánh và sắp các đồ vật tìm thấy trong nhà: Dùng các vỏ hộp khác nhau và yêu cầu trẻ xếp theo trật tự từ lớn đến bé hoặc ngược lại.
• Nói về giờ giấc: Hỏi con về giờ trên đồng hồ khi đến trường, ăn cơm hay đi ngủ. Hai mẹ con có thể cùng nhau tìm kiếm giờ phát sóng một chương trình mà bé có thể xem, ghi trên lịch giờ chơi một hoạt động mà bé thích nhất.


Tìm hiểu hình học.

Biết nhận biết các hình và miêu tả các mối liên hệ không gian (ví dụ như vị trí, hướng, chuyển động…) là rất quan trọng trong rất nhiều tình huống làm việc, xây dựng hay trong nghệ thuật để sáng tạo và hiểu các tác phẩm nghệ thuật.

• Gọi tên đồ vật theo hình dạng và kích thước. Ví dụ khi chơi với trẻ, bạn có thể hỏi: “Con đưa giúp mẹ lọ muối nhỏ nhất được không?”…
• Xây dựng các kết cấu với bộ xếp hình: Làm thế nào để hình khối được dựng lên có nền vững chắc rồi hỏi bé hình dạng nào dễ lắp nhất và vì sao.
• Giấu đồ chơi rồi đưa ra các chỉ dẫn về hướng để giúp trẻ tìm thấy (trên mặt bàn, bên dưới, ở giữa….)
• Trò chơi “Đoán vật nhìn thấy”. “Mẹ nhìn thấy một vật hình tròn”… “Mẹ nhìn thấy một vật hình chữ nhật”…và yêu cầu bé tìm một đồ vật trong nhà tương ứng với sự mô tả của bạn.
• Yêu cầu con vẽ một bức tranh về khu phố, đường phố sau đó yêu cầu trẻ xác định vị trí của ngôi nhà bạn trong bức tranh, sử dụng các từ như “bên cạnh, bên phải…”.

NGỌC NHÀN

Các tin khác