banner_.gif
THÔNG BÁO


Mọi thông tin liên hệ: 

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Eveil

Biệt thự A2 - TT4 - Phùng Khoang - Thanh Xuân - HN
ĐT: (04) 3787 2274 
Hotline: 0915 808 968
Website: www.eveil.vn
E-mail: info@eveil.vn
Facebook: www.facebook.com/eveilsangtao





NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email của bạn để nhận bản tin từ Eveil
TÌM KIẾM
Nhập nội dung bạn cần tìm!
"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình ." - Can Jung; "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn ." - Uyliam Batơ Dit; "Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình ." - Socrates
Giúp đỡ trẻ có năng khiếu đặc biệt
Hơn 5% trẻ trên thế giới có những khả năng đặc biệt. Làm thế nào để nhận biết liệu con bạn có một trí tuệ khác thường? Đâu là điểm mạnh của trẻ?

“Có năng khiếu đặc biệt”, “phát triển trí tuệ sớm”, “cực kỳ thông minh”, “trí tuệ tiềm ẩn cao”, đó là những từ chúng ta thường hay dùng để nói về những đứa trẻ mà nhịp điệu phát triển trí tuệ của chúng cao hơn so với bạn bè cùng trang lứa.Tuy nhiên, tất cả các từ ngữ đó không hoàn toàn nói hết được “các khả năng đặc biệt” ở trẻ. Nếu một đứa trẻ luôn đặt ra những câu hỏi có tính trừu tượng về cái chết và sự sống nhưng lại không biết xỏ giày thì liệu đó có phải là một đứa trẻ vụng về, chưa thành thục hay đơn giản “có năng khiếu đặc biệt”?

Các bác sỹ tâm lý có thể giúp các bậc phụ huynh đưa ra các “chuẩn đoán” dựa trên kết quả của những bài test kiểm tra IQ. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp các ông bố bà mẹ khám phá ra sự phát triển sớm về trí tuệ của trẻ.

• Ngay từ khi mới sinh ra, trẻ có cái nhìn dò xét và thường biết đi khi được 12 tháng tuổi (trẻ bình thường là 14 tháng), biết nói trước 2 tuổi. Các trẻ này có một đặc điểm chung là có một ham muốn mạnh mẽ học đọc trước 6 tuổi và có tới 90% trong số đó biết đọc trước khi chuyển sang lớp mẫu giáo 5 tuổi.
• Trẻ luôn đặt những câu hỏi giống như người lớn nhưng các nhu cầu tình cảm vẫn rất trẻ con. Trẻ đặt rất nhiều câu hỏi khác nhau: “ Tại sao?Như thế nào?”.
• Chúng thường rất quan tâm đến vũ trụ, các vấn đề trừu tượng của con người, các giới hạn về không gian.
• Trẻ thay đổi thường xuyên các đam mê, quan tâm đặc biệt đến các trò chơi phức tạp và chóng chán các hoạt động theo nếp cũ.
• Hơn thế, chúng thích chơi với những trẻ lớn tuổi hơn và thích tranh luận với người lớn.
• Cuối cùng, đó là những trẻ rất nhạy cảm với những bất công, cho dù không liên quan trực tiếp đến bản thân chúng.

Đây chỉ là những dấu hiệu nhận biết ban đầu. Muốn biết thực sự trẻ có năng khiếu đặc biệt hay không, cần có những bài test đánh giá IQ. Và trong tình huống đó, bạn cần tư vấn ý kiến của một bác sỹ tâm lý nhi khoa hay bác sỹ tâm lý để có những đánh giá chính xác. Đó sẽ là cách tốt nhất để có những quyết định sáng suốt cho tương lai của con bạn.

Giải mã bí mật

Hiện có rất ít các nghiên cứu khoa học về nguồn gốc của sự phát triển sớm này. Người ta biết rằng, yếu tố gien có một vai trò nhất định. Vả lại, nếu trong gia đình có trẻ phát triển trí tuệ sớm thì cũng cần phải xem xét lại các anh chị của bé. Nếu bố hoặc mẹ có năng khiếu đặc biệt có nhiều cơ hội sinh ra những đứa trẻ như thế, đặc biệt khi cả hai vợ chồng đều có những điểm nổi trội. Điều này hoàn toàn lô gích, sự phát triển sớm về trí tuệ có những nền tảng thần kinh- sinh học quan trọng. Trẻ phát triển trí tuệ sớm biết xử lý các thông tin nhanh hơn, có trực giác và trí nhớ tuyệt vời.

Nhưng các trẻ này cũng rất yếu ớt về tâm lý vì quá nhạy cảm. Điều đó khiến trẻ lo lắng, thậm chí trầm cảm hơn các trẻ khác. Trẻ phát triển trí tuệ sớm có một sự chênh lệch nhất định về trí tuệ so với những bé cùng tuổi, nên thường bị cô lập, một số khác lại hòa nhập rất tốt. Mỗi trẻ phát triển trí tuệ sớm không hề có một bản sao thứ hai, do đó không có một mẫu hình duy nhất cho chúng. Hầu hết các trẻ này đều có kết quả học tập tốt, bởi trước hết chúng không tốn quá nhiều cố gắng để thành công ở trường học. Nhưng cũng có không ít trẻ thất bại trong học tập. Nhìn chung, cuối đời học, có 1/3 trong số đó là xuất sắc, 1/3 là trung bình và 1/3 là thất bại.

Có năng khiếu đặc biệt, trẻ càng gặp nhiều nguy hiểm

Có một nghịch lý là có tới 35-50% trẻ phát triển trí tuệ sớm gặp thất bại trong học hành vào một thời điểm nhất định trong quá trình học, không ít trẻ phải lưu ban. Tỷ lệ thành công cũng đáng quan ngại. Các trẻ này thường thất vọng khi đến trường vì trường học không đáp ứng được các mong mỏi của trẻ. Trẻ bắt đầu quấy phá ở lớp hay ngược lại, hờ hững. Sự thờ ơ với trường lớp có thể dẫn đến một việc bị đuổi học và cánh cửa của thế giới bên lề xã hội sẵn sàng mở ra. Thất bại học hành có thể là kết quả của những khó khăn trong chữ viết (chứng khó viết) hay đọc (chứng loạn đọc) thường thấy ở các trẻ này, đặc biệt là ở em trai. Trẻ có năng khiếu đặc biệt có những rối loạn tương tự như các trẻ khác chỉ có điều rất khó phát hiện. Các rối loạn đó thường không được cha mẹ cũng như giáo viên chấp nhận do bị ám ảnh bởi ý nghĩ “đó là có năng khiếu đặc biệt”. Điều đó tạo áp lực lên trẻ buộc chúng che đậy các khó khăn ấy và chỉ được phát hiện rất lâu sau đó.


IQ càng cao, các rối loạn càng trầm trọng
Có tới 10-30% trẻ dạng này có những rối loạn về tâm lý cũng như hành vi ứng xử. IQ càng cao thì các rối loạn càng trầm trọng, đặc biệt với trẻ trai.
Sự trầm cảm thường là nguồn gốc của các rối loạn này nhưng nó rất khó chẩn đoán ở trẻ. Nó thể hiện bằng sự ức chế hay nội tâm hóa: trẻ hay mơ mộng và khóc. Các hành vi kỳ cục hay gặp như gàn, nói lắp,…., các phản ứng tâm thần thân thể (bệnh hen, eczêma, đau bụng dưới, đau đầu…), các rối loạn ăn và ngủ. Đến tuổi thiếu niên, sự lo lắng (hệ quả của sự phát triển sớm) có thể đẩy trẻ vào những tệ nạn xã hội. Trong các trường hợp nguy kịch, sự nhạy cảm lớn của các trẻ này có thể dẫn tới các rối loạn tâm thần (như chứng cuồng ám), thậm chí có ý định tự tử (sau một thất bại, một sự phản bội hay một thất vọng về tình cảm….)
Trẻ có năng khiếu đặc biệt cũng giống như những đứa trẻ khác, cần được lắng nghe và trả lời cho những câu hỏi đặt ra. Trẻ có trí tuệ phát triển sớm có những tài năng, tiềm năng trong một hay nhiều lĩnh vực. Đó có thể là khả năng trí tuệ, khả năng học đặc biệt, tài năng âm nhạc, khả năng lãnh đạo… Có cùng IQ nhưng hai người có thể thành công theo những cách riêng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Vì thế, khi người ta nói về trí tuệ và sự phát triển sớm, người ta thường lấy IQ ra làm tiêu chí đánh giá nhưng đó không phải là tiêu chí duy nhất. Trẻ phát triển trí tuệ sớm thường cảm thấy thầy cô giáo và bạn bè cùng tuổi không thông cảm với chúng. Chính vì thế, chúng thường rất buồn, có những khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ. Tuy nhiên, cũng có những trẻ sống hạnh phúc, nhờ cớ sự hỗ trợ rất lớn của bố mẹ. Một sự giáo dục uyển chuyển, phong phú và phù hợp là rất cần thiết. Người lớn cần phải nhạy bén với sự chín chắn về trí tuệ hay tài năng đặc biệt của trẻ bởi chính chúng không hề nhận biết được điều đó.

Lời khuyên cho các bậc phu huynh:
• Trong việc dạy trẻ, tùy vào sự phát triển tình cảm, trí tuệ và vận động tâm thần mà định hưỡng cho trẻ. Tốt nhất là nên để trẻ học trong các lớp bình thường và có sự kèm cặp đặc biệt của giáo viên và gia đình.
• Cha mẹ thường xuyên tạo điều kiện trẻ khám phá thiên nhiên vì nhu cầu học hỏi của trẻ rất lớn. Cần hướng cho con vào những họat động thích hợp, không nên gò ép khi trẻ không thích.
• Cần phải chú ý đặc biệt đến sự chênh lệch giữa tuổi trí tuệ và tuổi tình cảm. Người ta thường coi các trẻ đó như người trưởng thành. Tuy nhiên chúng rất thích được coi như những trẻ cùng trang lứa khác.
• Các bậc phụ huynh cần biết rằng họ không thể giúp một đứa trẻ trong khi chỉ tính đến IQ tổng quát, được xác nhận là cao hay thấp. Ngược lại, các bài test nhỏ cho phép xác định những điểm yếu của trẻ, từ đó có sự giúp đỡ thích hợp để cùng trẻ vượt qua những khó khăn đó.
• Nhiều bậc phụ huynh đã sai lầm khi cho con học nhảy cóc, kết thúc việc học quá sớm. Vậy sau đó trẻ sẽ làm gì trong khi trẻ còn chưa được trang bị đủ các kỹ năng khác cần thiết cho cuộc sống? Ngược lại, nếu được kèm cặp tốt, trẻ có đủ những câu trả lời cho những vấn đề của mình, chúng sẽ là người lớn trong cơ thể trẻ thơ. Chúng ta biết rằng trên thế giới có không ít các kỹ sư tài năng làm việc trong lòng đất với chiếc máy tính. Đơn giản vì họ không có năng lực giao tiếp.

Các tin khác