banner_.gif
THÔNG BÁO


Mọi thông tin liên hệ: 

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Eveil

Biệt thự A2 - TT4 - Phùng Khoang - Thanh Xuân - HN
ĐT: (04) 3787 2274 
Hotline: 0915 808 968
Website: www.eveil.vn
E-mail: info@eveil.vn
Facebook: www.facebook.com/eveilsangtao





NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email của bạn để nhận bản tin từ Eveil
TÌM KIẾM
Nhập nội dung bạn cần tìm!
"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình ." - Can Jung; "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn ." - Uyliam Batơ Dit; "Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình ." - Socrates
Lời khuyên cho Mẹ & bé
Nhiều bà mẹ trẻ ngoài việc chăm con còn phải đi làm. Về đến nhà ai cũng muốn chơi hay trò chuyện với con, nhưng lại còn một đống những việc nhà đang đợi. Có cách gì để dành thời gian nhiều hơn cho con?

Bạn hãy cố gắng học cách tiết kiệm thời gian:
  
    * Thử nghĩ xem những việc gì bạn có thể nhờ chồng, nhờ mẹ hay người giúp việc chia sẻ được.

    * Khi cả gia đình quây quần ăn tối, tốt nhất là rút dây điện thoại ra để không khách khứa nào quấy rầy bầu không khí ấm cúng hiếm có trong ngày của bạn.
    * Tạo ra những khoảng thời gian để con bạn có thể tự lập một mình, ví dụ hãy đưa ra một trò chơi thú vị kiểu như: “Chúng ta cùng thi xem ai gấp chăn màn trong vòng 5 phút nhé!”
    * Thu lại các chương trình vô tuyến yêu thích của bạn vào băng cassette, khi nào con ngủ, bạn có thể bật lên và ngồi thưởng thức thoải mái.
    * Sau khi bọn trẻ lên giường đi ngủ, bạn nên tranh thủ chuẩn bị sẵn đồ ăn cho bữa sáng hôm sau cho cả gia đình, như vậy bạn cũng sẽ tiết kiệm được một ít thời gian vào buổi sáng đấy.

Trẻ sơ sinh

Luyện cho trẻ biết cách nhai thức ăn khi đã mọc răng
. Nếu bé đã nhú vài chiếc răng nhưng vẫn thích ăn bột hoặc không chịu nhai những miếng thức ăn hơi rắn, bạn phải kiên nhẫn tập cho con. Bạn nên hiểu cảm giác khó chịu, lạ lẫm của bé khi thấy thứ cứng hơn bột trong miệng. Để con bạn quen dần với đồ ăn cứng, hãy cho con ngậm vài miếng chuối nhỏ hoặc mẩu nhỏ bánh mì, không nhất thiết bắt bé nhai. Nếu bé ngồi cùng bàn ăn với cả nhà, thế nào bé cũng bắt chước người lớn nhấm nháp thứ đồ gì đó mà bạn đang ăn. Hãy cho bé thử một miếng thức ăn gì đó không cay hoặc mặn quá. Làm thế, dần dần bé sẽ quen với thức ăn cứng ngoài bột và bắt đầu nhai bằng những chiếc răng xinh xinh của mình.

 Trẻ một tuổi

Giữ kỷ niệm đẹp về ngày sinh nhật của bé

Ngoài các món quà và ảnh chụp ngày sinh nhật bé đầy một tuổi, bạn có thể nghĩ ra một cách lưu giữ kỷ niệm thông qua… các chữ ký. Bạn hãy mời các vị khách có mặt trong buổi sinh nhật ký tên vào khăn trải bàn và đề rõ ngày tháng dưới tên mình, sau đó thêu lên các dòng chữ đó hoặc dùng bút màu tô lại cũng được. Dùng chiếc khăn trải bàn đặc biệt đó vài năm liền, bạn sẽ có một “cuốn sổ lưu niệm” thật hay và lạ, đúng không nào? Còn chủ nhân của buổi sinh nhật thì có thể in vết tay của mình lên khăn trải bàn, bạn thêu lại để đánh dấu, có điều đừng quên ghi thêm ngày tháng nhé!

Trẻ hai tuổi

Vừa chơi vừa tập thể dục

Việc tập luyện chức năng cử động đồng bộ cho trẻ hết sức quan trọng. Có nhiều bài tập khác nhau để phát triển chức năng của chân tay trẻ, nhưng bài tập hiệu quả nhất là khi bố mẹ vừa chơi đùa với con vừa dạy cho con. Trẻ bao giờ cũng thích đo chiều cao, chiều dài của bàn tay bàn chân với bố mẹ mình. Bạn có thể nằm ra giường hoặc sàn nhà, áp bàn chân mình vào bàn chân con, ngắm nghía và so sánh với con xem ngón chân ai dài hơn, bàn chân ai to hơn, sau  đó rủ con chơi trò cùng nhấc chân lên cao, để bàn chân con bạn vẫn chạm vào bàn chân của bạn. Làm vậy bạn đang cùng con tập luyện cho chân tay cử động đúng kiểu, và quan trọng không kém là bạn tạo cho con niềm vui được gắn bó tình cảm với cha mẹ.

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Tránh cho trẻ bị say nắng

Vào những ngày trời nắng nóng, nên chú ý giữ gìn để trẻ khỏi bị say nắng. Các bậc cha mẹ nên lưu ý vài điểm sau đây

    * Nếu trời nóng trên 35 độ, tốt nhất nên để bé ở nhà hoặc dưới bóng cây râm mát khi ra ngoài phố.
    * Trẻ nhỏ  tuyệt đối không nên ở ngoài đường dưới ánh nắng mặt trời vào buổi trưa (đặc biệt từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều).
    * Nên cho trẻ mặc đồ sáng màu và chất liệu vải phải thoáng mát. Nên đội mũ hoặc chùm khăn trên đầu cho bé để tránh nắng
    * Cho bé uống đủ nước (có thể là nước đun sôi để nguội hoặc nước hoa quả ép, không nên dùng nước giải khát có ga)

Trẻ trên 6 tuổi

Các bậc phụ huynh cần tích cực hơn

Một hiện tượng không hiếm thấy là các bậc cha mẹ bị chứng “ì” trong việc tham gia các hoạt động tại trường nơi con mình học. Nhiều người nghĩ rằng cứ đưa đón con đi học đều đặn, đóng đủ các lệ phí cho trường lớp, thỉnh thoảng kiểm tra vở bài tập của con và có mặt trong các buổi họp phụ huynh là đủ. Thậm chí nhiều gia đình vì quá bận bịu công việc còn nhờ cả người giúp việc đi họp phụ huynh cho con mình. Thường thì sau câu hỏi của thầy cô chủ nhiệm “Các bác nào muốn tham gia trong ban cán bộ phụ huynh?” , ai nấy đều im lặng ngại ngùng, mặc dù thực tế cho thấy rằng nếu bố mẹ càng chủ động và tích cực phối hợp chặt chẽ với nhà trường thì việc học hành của con cái sẽ càng dễ dàng và thuận lợi hơn, chẳng hạn như phòng học, phòng thí nghiệm sẽ có thêm nhiều tài liệu, trang thiết bị, hay trẻ sẽ được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hơn. Vậy nên các bậc phụ huynh đáng kính, hãy chủ động và tích cực hơn, âu cũng vì lợi ích cho chính con em mình mà thôi.




Các tin khác