banner_.gif
THÔNG BÁO


Mọi thông tin liên hệ: 

Trung tâm Phát triển Sáng tạo Eveil

Biệt thự A2 - TT4 - Phùng Khoang - Thanh Xuân - HN
ĐT: (04) 3787 2274 
Hotline: 0915 808 968
Website: www.eveil.vn
E-mail: info@eveil.vn
Facebook: www.facebook.com/eveilsangtao





NHẬN BẢN TIN
Nhập địa chỉ email của bạn để nhận bản tin từ Eveil
TÌM KIẾM
Nhập nội dung bạn cần tìm!
"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình ." - Can Jung; "Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn ." - Uyliam Batơ Dit; "Giáo dục là làm cho con người tìm thấy chính mình ." - Socrates
Trẻ em Mỹ thành công nhờ biết kiềm chế?
Mỗi năm dường như ở Mỹ đều xuất hiện một cuốn sách bán chạy khai thác từ nỗi bất an của các bậc cha mẹ. Năm trước là cuốn “Trận chiến của bà mẹ hổ” còn năm nay là cuốn “Nuôi dưỡng Bebe”.

Khả năng kiềm chế quan trọng gấp đôi trí thông minh?

Trong bất cứ nền văn hóa nào, phát triển khả năng kiềm chế là vô cùng quan trọng. Khả năng này sẽ tạo nền tảng cho sự linh hoạt của con người, các kỹ năng xã hội và giữ kỷ luật. Nó cũng sẽ giúp người ta thành công trong việc học hành, công việc lẫn chuyện hôn nhân.

Người ta còn cho rằng khả năng kiềm chế còn quan trọng hơn gấp đôi so với yếu tố thông minh trong việc đạt được những thành công trong con đường học vấn. Ngược lại, việc thiếu kiềm chế thời niên thiếu sẽ làm tăng nguy cơ khó khăn về tài chính khi lớn lên, những cư xử mang tính cục cằn cho đến việc dính vào tệ nạn và ma túy.

Theo truyền thống, sinh viên châu Á thành công một phần bởi vì họ có khả năng kiềm chế từ khi còn trẻ. Trong một nghiên cứu, trẻ em Trung Quốc phát triển khả năng kiềm chế tốt hơn trẻ em Mỹ, giống như khả năng nhìn sang trái trong khi mặt lại hướng sang phải. Một nghiên cứu khác nhận thấy trẻ em Hàn Quốc 3 tuổi có thể làm được điều đó trong khi trẻ em Anh phải cần thêm 17 tháng nữa.

Giống như nhiều khả năng khác của bộ não, khả năng kiềm chế có thể được hình thành qua luyện tập. Các bậc cha mẹ Trung Quốc nhấn mạnh tới việc dạy dỗ con cái, bao gồm việc giám sát chặt chẽ các hoạt động của con kèm theo những trợ giúp hoặc khuyến khích cho nỗ lực của con cái.

Khả năng kiềm chế quan trọng gấp đôi so với yếu tố thông minh trong việc

 đạt được những thành công trong con đường học vấn?

Cách tiếp cận này có cái giá của nó, khi mà trẻ em ở Trung Quốc nói riêng và các nước Đông Á nói chung phải học hành nhiều hơn và chương trình học cũng rất vất vả. Như ở Hàn Quốc, trẻ em học tới 14 giờ một ngày. Áp lực của cha mẹ ở các nước Á Đông rất lớn, đến nỗi chính phủ phải nhờ đến các thanh tra để thực hiện kiểm soát chế độ học gia sư muộn nhất không quá 10 giờ tối đối với trẻ em.

Trong cuốn “Bringing Up Bébé,”, tác giả Druckerman, một nhà báo, đã tỏ ra ghen tỵ với các cha mẹ Paris - những người mà lũ trẻ nhà họ đã không giận dỗi ở đám đông hay đánh lộn ở sân trường. Cô tin rằng những cử chỉ tốt đẹp này là do cách giáo dục tốt của Pháp như yêu cầu học sinh tuân thủ luật lệ.

Tuy nhiên trong hệ thống giáo dục, cách tiếp cận nghiêm khắc này biến thành các môn học cứng nhắc với trọng tâm nhấn mạnh vào khả năng nhớ bài của học sinh. Trẻ con Pháp cũng sẽ bị phân loại thành các con đường khoa học khác nhau ở tuổi 12, một tập quán dựa trên ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội của mỗi gia đình đối với giáo dục và nghề nghiệp của con cái, làm giảm đi động lực của xã hội.

Bài học từ nước Mỹ

Thật may cho các bậc cha mẹ người Mỹ, các nhà tâm lý học nhận thấy trẻ em có thể học tự kiềm chế mà không cần các áp lực từ bên ngoài. Hành vi ứng xử có thể được hình thành không chỉ do áp lực của cha mẹ và thầy cô giáo mà còn do bản thân trẻ em. Điểm mấu chốt là ở chỗ trẻ em có cơ hội chơi đùa, giao tiếp xã hội và các hoạt động hướng ngoại khác. Các hoạt động yêu thích sẽ giúp trẻ em yêu thích việc học, giảm các hóc môn gây ức chế làm cản trở quá trình học tập và gây lo lắng cho trẻ em.

Cách tiếp cận tích cực đối với việc hình thành khả năng kiềm chế là kết hợp các hoạt động vui đùa với việc đưa ra từ từ những thách thức. Tận dụng xu hướng cá nhân của trẻ hơn là áp đặt các hoạt động lên một đứa trẻ chưa sẵn sàng. Khi đứa trẻ phát triển khả năng kiềm chế thông qua việc tìm niềm vui riêng của chúng, cha mẹ sẽ không cần phải bận tâm nhiều nữa. Hãy tìm thứ gì đó mà đứa trẻ rất háo hức có được nhưng lại đòi hỏi phải có nỗ lực tích cực mới đạt được, đứa trẻ sẽ phải tìm cách thực hiện.

Một số cách phát triển khả năng kiềm chế của trẻ bao gồm việc chơi đùa, học ngoại ngữ… Chơi đùa giúp trẻ thực hành các kỹ năng có ích sau này, chẳng hạn như trẻ tự đóng vai là người bán hàng, bác sỹ hay lính cứu hỏa… Các giáo viên mẫu giáo cũng có thể thúc đẩy khả năng kiềm chế của trẻ bằng những kỹ năng đơn giản như đưa cho trẻ hình vẽ của một cái tai để nhắc trẻ rằng đến lượt trẻ phải lắng tai nghe. Việc thường xuyên thực hành rất quan trọng.

Học ngoại ngữ cũng tăng khả năng linh hoạt, một khía cạnh của việc kiềm chế, bởi ngôn ngữ tác động lẫn nhau và trẻ sẽ phải xác định ngôn ngữ nào cần nói để người nghe hiểu được. Những trẻ em biết song ngữ làm tốt hơn những việc đòi hỏi chúng phải bỏ qua những dấu hiệu xung đột nhau, chẳng hạn như thuật lại một chữ được in bằng mực xanh dù chữ đấy đọc là đỏ.

Dù là cách nào nhưng cách tốt nhất vẫn là phải biến khuyến khích trẻ tự nỗ lực. Trẻ em có thể không xuất phát từ cùng một trình độ, nhưng nhờ nỗ lực và khả năng kiềm chế, chúng sẽ đạt được điều mong muốn. 

Hãy giúp trẻ học cách tự kiểm soát mình thay vì dựa vào những mệnh lệnh bên ngoài. 

Và quan trọng, biết yêu lao động, như Thomas Edison, nhà phát minh vĩ đại, người luôn nỗ lực hết mình đã nói: “Với tôi, công việc lao động là niềm vui lớn nhất trong thế giới này”.

Ngọc Hà (theo NYT)


Các tin khác