Các nhà nghiên cứu thuộc
viện y học Braun (Brown Medical School) ở bang Rod Island (Vương quốc Anh) vừa
phát hiện ra một điều thú vị: các cô cậu bé ở tuổi thiếu niên thích thức khuya
là do có nguyên nhân rất “khoa học” hẳn hoi!
Thì ra, đó chẳng qua là dấu hiệu
chuyển đổi “đồng hồ sinh lý” của trẻ ở lứa tuổi này. Kết quả thí nghiệm với sự
tham gia của trẻ nhỏ và trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên vừa được đăng trên tạp
chí Sleep, có thể tóm tắt như sau: cơ cấu sinh học gây nên cơn buồn ngủ ở trẻ
em hai lứa tuổi này hoàn toàn khác nhau, đứa trẻ càng lớn thì cơ cấu “gây buồn
ngủ” hoạt động càng chậm lại, vì thế mà đứa trẻ có thể thức đến rất khuya.
Trong cơ thể của chúng ta có một loại hocmon có tên gọi là Melatonin, chuyên
phụ trách việc “báo” cho não biết là đã
đến giờ đi ngủ. Hocmon Melatonin trong
cơ thể của thanh thiếu niên hoạt động chậm hơn so với cơ thể của trẻ nhỏ những
hai tiếng đồng hồ.
Điều này không có hại gì cho sức khoẻ, ngược
lại việc chiếc đồ hồ nội bộ của não “giảm tốc” lại chính là dấu hiệu của sự
trưởng thành của các cô ấm, cậu ấm mà thôi.